Tổ chức


Lớp tập huấn chuyên nghiệp 


tại khắp các tỉnh thành trên cả nước

 Tổ chức 


EVENT

 

trong không gian sang trọng

 

 

Teambuilding 

New kind and attractive activity in tourism

 

Team Building 

 


Đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhanh nhẹn 

sẽ luôn là "hậu phương vững chắc"  trong hành trình khám phá của quý khách

 

 Team Building 


Rất nhiều trò chơi bổ ích và hấp dẫn

sẽ làm gắn kết mọi người, nâng cao tinh thần đoàn kết, thi đua lành mạnh

 Tổ chức 


Hội nghị - Hội thảo


tại Miền Trung

 Cho thuê


Thiết bị dịch, cabin & tai nghe dịch 


Chuyên nghiệp 


Chất lượng đảm bảo

Sự kiện 

 

Hội nghị khách hàng - Tri ân khách hàng

 

 

Củng cố & gia tăng sự tin cậy đến những khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.

MC chuyên nghiệp nâng cao thêm chất lượng hội thảo

 

 Hội nghị tổng kết 

 


Nơi họp mặt và ghi nhận những thành quả đã đạt được trong quá trình làm việc 

 

VietlinkTour cung cấp cho khách hàng những mẫu thiết thiết kế standee, banner, backdrop số lượng lớn

 Tiệc 


Gala Dinner 


 tại những khách sạn

3* - 4* - 5*

sang trọng

 Tiệc Buffet 

Teabreak lưu động


Với những món ăn phong phú, phục vụ theo yêu cầu của quý khách

 

Tiệc Buffet 

 


 

Âu - Á


những món ăn đặc trưng phù hợp với yêu cầu và khẩu vị của các thực khách

 

Tiệc 

 


 

Gala Dinner 


 

 

 VietlinkTour

 

Dàn Ca sỹ, nhóm nhạc có tên tuổi góp phần làm nên thành công của bữa tiệc 

Dịch vụ cho thuê 

 

Máy chiếu 

 

Thiết bị chất lượng tốt, phục vụ chu đáo, tận tình, giá cả hợp lý

 

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
   

                 

Hỗ trợ trực tuyến

  • Đặt phòng khách sạn
  •    
  • Tư vấn Du lịch
  •    
  • Tổ Chức Sự Kiện
  •    
  • Vé máy bay - Vé tàu - Thuê xe
  •    

Món ăn ngon đặc sắc

Đặc sản phố cổ Hội An 2

 Có thể nói không ở đâu lại nhiều món ăn ngon, đặc sản như ở Hội An, có thể dễ dàng tìm thấy tại hầu hết các hàng rong khu phố cổ Hội An mà không cần phải đến một nhà hàng sang trọng nào. Sau đây tôi xin giới thiệu những món ngon đặc sản mà khi bạn có dịp đi du lịch Hội An không thể không thưởng thức.

(Tiếp)

 9. Xí Mà (Chí Mà Phù)

 
 Tại phố cổ Hội an, bên cạnh những món ăn mang tính truyền thống địa phương còn có khá nhiều món ăn “ngoại nhập” từ những thế kỷ trước. Ngoài các món: Tàu Xá, Lường Phảnh, Xí Mà (Chí Mà Phù) là một trong những món ăn độc đáo, tiêu biểu, được đông đảo cư dân địa phương và du khách gần xa ưa thích. Nhiều người cho rằng, món ăn nầy có nguồn gốc từ Trung Hoa. Xí mà là tên gọi theo tiếng Quảng Đông ( Trung Quốc ). Đúng ra phải đọc là “Chí Mà” nhưng từ lâu người ta đã đọc thành Xí Mà, mãi cho đến nay nhiều người vẫn quen gọi như thế. Nguyên liêu làm Xí Mà chính là mè đen, ngoài ra còn có các loại: bột khoai, thanh địa, rau má, rau mơ, đường, những thứ nầy toàn là những nguyên liệu sẳn có của địa phương, duy chi có thanh địa là một vị thuốc của đông y phải mua ở tiệm thuốc. Xí Mà được nấu trong nồi kim loại bình thường, khi chín người ta vẫn để nguyên trong nồi và gánh đi bán. Xí Mà chín có dạng hơi đặc như chè tàu xá, chè đậu xanh, nhưng lại có màu đen ít mùi, khi ăn thì mới nghe thoang thoảng mùi thơm của mè đen và mùi của rau mơ, rau má. Xí Mà là một món ngọt độc đáo, hấp dẫn khác xa những món ngọt thông thường về chất lẫn hương vị, nó không chỉ là món ăn ngon mà còn là một ” thang thuốc bổ” bởi các nguyên liệu để nấu Xí Mà như là các vị thuốc để hợp thành ” thang thuốc bổ” ấy.
 
 Bạn đã một lần nếm thử bánh ướt Cẩm Nam chắm mắm nêm bên bờ sông Hoài dưới bóng tre râm mát ? Một đĩa bánh ướt mỏng tang, một vài kẹp bánh tráng nướng cũng giòn tan và một chén mắm nêm kèm chút tương ớt. Bạn đã có thể thưởng thức hương vị dân dã Hội an rồi đó !

Bánh ướt được tráng từ bột gạo. Chọn loại gạo ngon, sàng sảy sạch sẽ tạp chất, vo gạo sạch rồi ngâm từ 3 – 4 giờ sau đó đem xay bột mịn. Tỷ lệ gạo và nước thường được ước lượng do kinh nghiệm của người làm bánh để có bánh ngon dẻo không bị rách, nhão. Để tráng bánh ướt người ta dùng lò tráng – lò thường được đắp đất sét để giữ nhiệt. Quan trọng nhất là kỷ thuật căng vải trên miệng nồi. Vải không được căng lắm cũng như trũng lắm. Khi nước đã sôi già, múc một vá nước bột trải đều theo hình xoáy tròn trên mặt vải. Đậy nắp kín sau một phút thì bánh chín. Dùng một đủa tre được chút mỏng từ từ lật mí rồi vớt bánh ra. Người ta thường xoa dầu ăn giữa hai lớp bánh và dùng lề bằng lá chuối để kẹp bánh.Bánh ướt có thể phơi một nắng rồi đem nướng than. Khi ăn thường kẹp một bánh tráng nướng mỏng và một bánh ướt – có lẻ vì thế mà người ta còn gọi là Bánh Đập.

 
 Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo là món ăn chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo cư dân Hội An, nhất là cư dân các vùng nông thôn. Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon cho vào ngâm nước để gạo mềm rồi xay thành nước bột mịn. Bánh ngon hay dở phụ thuộc phần lớn vào khâu xay nầy. Nước bột không được quá đặc, vì đặc bánh sẽ cứng, nếu lỏng quá bánh sẻ nhão, không đứng tròng ( chén bánh không trũng ở giữa ). Nước bột này khi lấy tròng xong được cho vào chén rồi sắp lên vỉ tre đặt vào nồi để hấp. Bánh chín được vớt ra để chồng úp lên nhau cho nguội. Chén bánh khi chín trắng tinh, mềm mướt, giữa lại có một xoáy tròn thật là ngộ nghĩnh. Chén để làm bánh bèo là một loại chén bằng đất nung tráng men, nhỏ hơn chén ăn thông thường, mà tròn trịa dể thương. Nhưn ( nhân ) bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là tôm thịt…Tôm bỏ đầu băm nhỏ, thịt xắt nhỏ hạt lựu, trộn vào với tôm, ướp với gia vị, pha thêm chút bột điều cho tăng phần hấp dẫn rồi đưa lên bếp xào chín, hoà thêm ít nước bột gạo đổ vào, sao cho nhưn chín có dạng sền sệt màu đỏ hồng, vị ngọt béo lẫn vị cay the và thơm là đạt yêu cầu.  Nhìn chén bánh bèo trắng phau, nhưn giữa màu đỏ hồng điểm tôm thịt như nhuỵ một đoá hoa đang khoe hương khoe sắc. Lại thêm mùi sực nức, đầy hấp dẫn khiến cho người ăn muốn ăn một lần hết mấy chục chén bánh bèo cho hả dạ Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải đủa, cũng không phải muỗng mà là một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là “dao tre”. Lối ăn thế nầy cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo và các loại bánh được chế biến bằng gạo.
12.Đậu Hủ
 
 Đậu hủ là một món ngọt dân dã phổ biến ở Hội An. Tuy là món ăn thông thường làm bằng đậu nành, nhưng để làm được nó là cả một quá trình chế tác không đơn giản và đỏi hỏi phải có kinh nghiệm “gia truyền” mới có thể làm được. Để làm đậu hủ, người ta dùng đậu nành tróc sạch vỏ, ngâm nước, đem xay nát rồi cho vào một tấm vải, bòng ( lọc ) lấy tinh chất của đậu, sau đó cho vào nồi nấu pha thêm thạch cao cho sữa đậu dể đông. Thạch ở đây dưới dạng khối rắn như phèn sa, phèn chua. Trước khi pha vào sữa đậu, người ta cho thạch vào nồi nung nóng, sau đó đem nghiền nát thành bột. Công đoạn nầy đỏi hỏi kinh nghiệm nhiều nhất vì nếu như pha nước, pha thạch không đúng tỉ lệ và không quen tay thì sửa đậu sẻ không đông mà bị vữa. Đậu hủ ngon đúng điệu cũng nhờ một phần nhỏ của nước đường. Để nước đường tăng phần đặc sắc người ta giã nhỏ một ít gừng cho vào, làm cho vị đường có vị cay ngọt, mặn nồng khó quên. Hủ đựng đậu thường được làm bằng hủ sành giản dị, chung quanh quấn một lớp rơm rạ để giữ cho êm hủ đậu và giữ độ nóng cho đậu bên trong, bên ngoài có một giỏ tre bảo vệ và để tiện cho việc vận chuyển gánh đi. Hàng ngày trên các đường phố Hội An, các bà các cô kĩu cà kĩu kịt gánh đậu hủ trên vai rao bán khắp nơi. Những gánh đậu ấy, những tiếng rao ấy cũng góp phần tô điểm sắc thái cho phố cổ thân thương.
13. Bánh Đậu Xanh

Bánh đậu xanh ở Hội An có lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ thứ XVIII, bánh đậu xanh đã là một món quà có giá trị được cư dân địa phương dùng để dâng tặng các quan lại. Trong một lần Vua Minh Mạng tuần du vào Quảng Nam, cư dân ở đây đã dâng tiến loại bánh đậu xanh thượng hạng ở phố Hội An để ngài ngự dụng. Tiếng thơm nầy không phải ngẩu nhiên mà có. Cũng là đậu xanh, nếp, đường, nhưng chiếc bánh ở phố cổ Hội An có hương vị và cách trình bày riêng. Những chiếc bánh đậu xanh ở đây có dáng hình tròn hoặc vuông. Cũng là bánh đậu xanh ướt nhưng nó không quá bở và mềm như bánh đậu xanh Hải dương. Nó có độ dẻo vừa phải để khi ngậm vào miệng không tan ngay. Một số loại bột thơm cũng được sử dụng khéo léo để tăng hương vị của bột đậu. Lại có loại bánh đậu xanh khô. Người ta trộn bột đậu xanh, nếp, đường theo một tỉ lệ vừa phải, cho vào khuôn nhỏ bằng gỗ để làm nên những chiếc bánh đậu xanh xinh xắn. Sau đó đem sấy bánh trên lò than để chúng săn cứng, giòn, thơm. Đặt biệt là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt. Đây chính là sản phẩm độc đáo của phố Hội và thật đáng tiếc cho ai đến Hội An mà bỏ qua dịp để nếm thử những chiếc bánh in nầy. Chúng vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm, vừa giòn. Một sự pha trộn kỳ lạ mà chỉ có nghệ nhân tài hoa về ẩm thực mới có thể nghĩ ra và chế biến được. Tuy có nhân thịt nhưng do xử lý kỹ nên bánh có thể giữ được lâu từ nửa tháng đến một tháng mà không sợ bị ôi thiu. Ngày nay, những phong bánh in đã được bày bán nhiều nơi ở trong phố Hội An và rất được du khách ưa chuộng. Chúng đã góp phần tôn vinh truyền thống ẩm thực vốn có của cư dân nơi đây.
14. Bánh Ú Tro
Hằng năm, vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch, bà con Hội An và các vùng lân cận như: Điện bàn, Đà nẳng đổ về phố Hội An để mua bằng được vài trăm bánh ú tro về cúng ông bà tổ tiên và làm quà cho người thân, nhân dịp lể tết mông năm lại đến. Dân gian truyền rằng: vào thời chiến quốc tại nước Sở có một người tên là Khuất Nguyên vừa là một thầy thuốc vừa là một trung thần nhưng không đuợc vua trọng dụng. Ông trầm mình tại sông Mạch La thuộc nước Sở vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. Từ đó về sau, đến ngày ấy, nhân dân mua bánh ú tro để cúng ông, vì bánh ú tro có 4 góc nên thả xuống nước cá không ăn được. Phong tục đó dần được người Việt tiếp thu và chuyển hoá thành tết mồng năm với tục hái lá thuốc và giết sâu bọ khá đặc trưng. Dường như người ta không còn nhớ mình cúng ai vào ngày nầy nhưng bánh ú tro, thịt vịt, hoa quả thì phải sắm đủ. Bánh muốn ngon phải gói bằng lá kè tại núi ngoài Huế. Nếp phải lựa kĩ không cho lộn gạo tẻ, đải sạch ngâm với nước tro mè ( Cây mè đốt lấy tro, hoà vào nước, lọc qua hồ cát ) để qua đêm. Nước tro pha một ít phèn sa để bánh không bở. Nhờ nước tro mè mà hạt nếp nhuyễn thành bột. Chỉ có một muổng cafe nếp mà những chiếc bánh được sắp xếp vuông vức. Do vậy ông bà ta thường dạy: ”học ăn, học nói, học gói, hoc mở ”. Ngoài ra để có những chiếc bánh không sống, qua kinh nghiệm cho biết, khi nước sôi thì thắp một cây hương, đến khi hương tàn thì chín bánh. Chiếc bánh vừa mềm, vừa dẻo lại vừa dòn sựt sựt, nhưng ăn nó phải có đường cát thì mới hợp gu.
15. Cơm gà phố Hội

Đến Hội An, du khách đừng bỏ lỡ dịp thử qua món cơm gà với cách chế biến và hương vị độc đáo riêng của người dân phố Hội. Vào những đêm phố cổ, ngang qua dãy phố, dưới những vòm mái ngói rêu phong cổ kính, dưới những ánh đèn lồng lung linh, quý khách không thể làm ngơ trước những con gà tơ luộc chín bày lên trên đĩa, trước mùi thơm hấp dẫn bay ra từ trong hàng quán cơm gà. Nhìn đĩa cơm nóng đang bốc khói và toả mùi thơm nức, bên trên rải những miếng thịt gà tơ lụt chín, xé nhỏ, thực khách đã thấy thèm ăn. Ăn kèm với cơm là những lát hành tây trắng nõn, tương ớt đỏ tươi, muối tiêu lấm chấm và nước mạ trộn nhiều tim gan cật gà, vô cùng hấp dẫn. Ăn món thịt gà tất nhiên không thể thiếu dĩa rau răm vì thiếu nó như thiếu đi một phần thú vị ” gà cồ ăn quẩn cối xay, rau răm muối ớt xé phay gà cồ “. Đêm đêm, những gánh cơm gà vẫn được bày bán trên một số ngã phố, góp phần làm phong phú chủng loại và tính độc đáo của món ăn Hội an.
16. Hến Cẩm Nam

Hến Cẩm Nam từ lâu đã thành một món quen thuộc, có mặt hàng ngày trong các bửa ăn của những gia đình bình dân cũng như khá giả ở phố Hội an. Sau những giờ lao động vất vả, cả nhà ngồi quây quần bên rổ khoai lang, vị dai dai, ngọt ngọt của hến với vị cay cay của ớt, của hành làm không khí gia đình ấm cúng hẳn lên. Hến không những nấu với bầu, ăn với khoai lang mà hến kia cộng với rau muống thái nhỏ thì ta được một tô canh hến tuyệt vời trong những ngày hề oi bức. Trước cái rét của mùa đông ước gì có được một tô cháo hến gạo lức sền sệt thơm phức trên mặt rải một ít cọng hành và tiêu thì thật chẳng có món nào bằng. Ngoài ra món hến trộn còn là đặc sản trong các quán ăn, nhà hàng. Trông đĩa hến trộn thật hấp dẫn từ con hến bé tí đến cộng rau, cộng hành xanh xanh và mít non trắng xắt mỏng. Cái vị dai dai, ngọt ngọt của hến gặp vị thơm, béo của những tép hành hương giòn tan, mùi đậu phụng rang thơm phức, cay của rau húng, ớt hoà cùng những sớ mít chín mềm ngọt đã làm món hến trộn Cẩm Nam trở nên độc đáo.
17. Tương Ớt Hội An.

Bất cứ một món ngon nào cũng không thể thiếu phần gia vị, mà tương ớt là một trong những gia vị không thể thiếu được trong những món ăn ngon. Tương ớt Hội An tuy chỉ là một loại tương cay thông thường nhưng hương vị, chất lượng khó có nới nào bì kịp. Nguyên liệu để làm tương ớt chủ yếu là ớt mua từ các vùng nông thôn đưa lên bán. Quả ớt để làm tương yêu cầu phải chín đỏ, tươi. Cách làm tương cũng không kém phần phức tạp. Ớt tươi đem luộc rồi xay nhuyễn trộn với cà chua vừa đủ, khử dầu, cho vào chảo đun sôi. Lại cho thêm các thứ mè rang, tỏi… trộn đều cho thấm, tiếp tục xào cho ráo nước để thành tương ớt. Khi tương ớt đã nguội được cho vào lọ. Trên mặt lọ tương đổ một lớp dầu khử chín để giử được lâu và tránh mốc. Một lọ tương ớt đạt yêu cầu là phải có màu đỏ đẹp, có vị cay mà không gắt và mùi thơm dịu. Tương ớt Hội An không chỉ sản xuất để phục vụ cho các nhà hàng, khách sạn hay các quán ăn trong nội tỉnh mà còn được bán đi khắp nơi trên đất nước như TP Hồ chí Minh, Huế, Quảng Ngải..Tại Hội An trước đây có tiệm tương ớt Triều Phát rất nỗi tiếng. Hiện nay tương ớt được nhiều nhà sản xuất và bày bán, chất lượng tuy không bằng trước nhưng vẫn được nhiều người, nhiều địa phương ưa chuộng.
 
Cẩm nang khác

Tour nổi bật

Khách sạn tiêu biểu

Địa danh nổi tiếng

  • Hà Nội

    Hà Nội

    (VLT)Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20 độ 25 phút đến 21 độ 23 phút vĩ độ Bắc, 105 độ 15 phút đến 106 độ 03 phút kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây.

  • Hội An

    Hội An

    (VLT)Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III và được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999.

  • Phú Quốc

    Phú Quốc

    Phú Quốc là một hòn đảo có cả rừng và núi với diện tích 1320 km2, chiều dài của nó là 48 km từ bắc tới nam và dân số khoảng 80.000 người. Nằm trong vịnh Thái Lan và cách Hà Tiên 45km về phía tây, cách phía nam Campuchia 15km, Phú Quốc sở hữu những bãi biển đẹp nhất và hải sản ngon nhất Việt Nam.

  • Xem thêm »

Cảm nhận khách hàng