Tổ chức


Lớp tập huấn chuyên nghiệp 


tại khắp các tỉnh thành trên cả nước

 Tổ chức 


EVENT

 

trong không gian sang trọng

 

 

Teambuilding 

New kind and attractive activity in tourism

 

Team Building 

 


Đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhanh nhẹn 

sẽ luôn là "hậu phương vững chắc"  trong hành trình khám phá của quý khách

 

 Team Building 


Rất nhiều trò chơi bổ ích và hấp dẫn

sẽ làm gắn kết mọi người, nâng cao tinh thần đoàn kết, thi đua lành mạnh

 Tổ chức 


Hội nghị - Hội thảo


tại Miền Trung

 Cho thuê


Thiết bị dịch, cabin & tai nghe dịch 


Chuyên nghiệp 


Chất lượng đảm bảo

Sự kiện 

 

Hội nghị khách hàng - Tri ân khách hàng

 

 

Củng cố & gia tăng sự tin cậy đến những khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.

MC chuyên nghiệp nâng cao thêm chất lượng hội thảo

 

 Hội nghị tổng kết 

 


Nơi họp mặt và ghi nhận những thành quả đã đạt được trong quá trình làm việc 

 

VietlinkTour cung cấp cho khách hàng những mẫu thiết thiết kế standee, banner, backdrop số lượng lớn

 Tiệc 


Gala Dinner 


 tại những khách sạn

3* - 4* - 5*

sang trọng

 Tiệc Buffet 

Teabreak lưu động


Với những món ăn phong phú, phục vụ theo yêu cầu của quý khách

 

Tiệc Buffet 

 


 

Âu - Á


những món ăn đặc trưng phù hợp với yêu cầu và khẩu vị của các thực khách

 

Tiệc 

 


 

Gala Dinner 


 

 

 VietlinkTour

 

Dàn Ca sỹ, nhóm nhạc có tên tuổi góp phần làm nên thành công của bữa tiệc 

Dịch vụ cho thuê 

 

Máy chiếu 

 

Thiết bị chất lượng tốt, phục vụ chu đáo, tận tình, giá cả hợp lý

 

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
   

                 

Hỗ trợ trực tuyến

  • Đặt phòng khách sạn
  •    
  • Tư vấn Du lịch
  •    
  • Tổ Chức Sự Kiện
  •    
  • Vé máy bay - Vé tàu - Thuê xe
  •    

Địa danh du lịch trong nước » Đà Lạt

Đà Lạt

 Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển và có diện tích tự nhiên là 393,29 km². Ngày 23 tháng 3 năm 2009, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định công nhận Đà Lạt là đô thị loại 1 . Đây là một trong 7 đô thị loại 1 thuộc tỉnh. [1].
Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người khát sự mát mẻ"[2]. Đà Lạt được mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù.

 Lịch sử

Cao nguyên Lang Biang trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc người Thượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bác sĩ hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, và họ được coi là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Biang. Hành trình của Paul Néis và Albert Septans mở đường cho nhiều chuyến đi khác như A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), thiếu tá Humann (1884).

Ngày 3 tháng 8 năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia).
Tháng 1 1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi... Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé mamelonné" (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô).
Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.
Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị tứ, tức thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được Khâm sứ J.E. Charles chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916.
Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.
Ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11 tháng 10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành lập thành phố (commune- thành phố loại 2) Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương, Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ được thành lập. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Năm 1936 một Hội đồng thành phố được bầu ra. Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên (Lang Bian) mới tái lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.
Trong thời gian Thế chiến thứ hai, những người Pháp không thể về chính quốc nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của người Pháp cũng được Đà Lạt cung cấp.
Ngày 10 tháng 11 năm 1950, Bảo Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt.
Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat), năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km², dân số: 25.041 người.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ Bắc vào Nam. Dưới chính quyền miền Nam, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học.
Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Thị xã Đà Lạt có 10 khu phố.
Nhiều trường học và trung tâm nghiên cứu được thành lập: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... Các công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt cũng là một điểm hấp dẫn với giới văn nghệ sĩ.
Sau 1975, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền Nam, nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng quên. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội được tổ chức.
Cuối năm 1975 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định Đà Lạt sẽ trở thành 1 trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng ngay sau đó đã điều chỉnh lại. Tháng 2 năm 1976 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất tỉnh Tuyên Đức, tỉnh Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng. Thị xã Đà Lạt trở thành thành phố tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng.

Dân cư

Phát triển dân số
Trước Thế chiến thứ hai, dân số Đà Lạt rất ít, ngoài dân cư bản địa chỉ có một số ít người châu Âu làm công tác. Số người Kinh định cư đầu tiên ở Đà Lạt là những tù nhân, thay vì phải lưu đày ở Côn Đảo thì bị đưa lên Đà Lạt để khai phá đất hoang, xây dựng nhà cửa. Trong khoảng thời gian từ năm 1933 đến 1938 nhiều công trình giao thông được hoàn thành. Bắt đầu từ thời gian này dân số Đà Lạt bắt đầu tăng nhanh từ 1.500 người (1923) lên đến 9.000 người năm 1928 rồi 11.500 người vào năm 1936. Và đến cuối năm 1942, Đà Lạt đã đạt con số hai vạn dân.
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, các viên chức Pháp không có khả năng trở về quê hương nên đổ xô lên Đà Lạt nghỉ mát. Dân số tăng nhanh trong thời kỳ này: 13.000 người năm 1940, 20.000 người (1942) và lên đến 25.000 người năm 1944. Trong thời gian kháng chiến 9 năm (1945-1954) dân số Đà Lạt chựng lại ở vào khoảng 25.000 người. Vào cuối năm 1954 dân số tăng lên đến 52.000 người và giữa năm 1955 là 53.390 người do người dân miền Bắc di cư vào Nam. Từ đấy dân số Đà Lạt tăng 73.290 người vào năm 1965, 89.656 người (1970) và đến năm 1982 dân số Đà Lạt đã vượt qua con số 100.000 người. Năm 1999, dân số Đà Lạt là 129.400 người.
Dân số hiện nay là 210.652 người (Cục thống kê Lâm Đồng) (31//12/2010), mật độ 469 người/km²

Kiến trúc

 

Trung tâm thành phố Đà Lạt về đêm.
Đà Lạt là đô thị đầu tiên duy nhất ở Việt Nam mà ngay từ đầu hình thành đã được thiết kế quy hoạch bài bản (từ năm 1923).[5] Căn nhà đầu tiên ở Đà Lạt là một đồn binh lợp lá vào năm 1898, tiếp theo đó là nhà bằng gỗ lợp tôn của viên công sứ Pháp năm 1900. Hotel du Lac mở cửa vào năm 1907. Năm 1916 người Pháp cho xây dựng thêm Hotel du Langbian Palace. [6] Đà Lạt thật sự trở thành thành phố khi người Pháp xây dựng thành phố theo đồ án thiết kế tổng thể của kiến trúc sư Ernest Hébrard. Năm 1933 kiến trúc sư Pineau trình bày một công trình nghiên cứu chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt. Đến năm 1940 kiến trúc sư Mondet thiết lập một đồ án mới, quay về với ý tưởng của Hébrard là bố trí các khu vực hành chánh và dân cư quanh hồ. Thế nhưng dự án này không được duyệt.
Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng đặc sắc, phần nhiều mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp. Trong thời gian vừa qua toàn cảnh kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt đã bị phá vỡ vì xây dựng thiếu quy hoạch đồng bộ, lấn chiếm làm nhà ở và cơi nới, xây cất vô lối ngay trong biệt thự. Nếu so với nhiều thành phố khác trong cả nước, Đà Lạt vẫn là một thành phố trẻ, nhưng đó lại là một thành phố có đồ án thiết kế theo kiểu cách phương Tây. Đà Lạt trước kia là một thành phố do người Pháp xây dựng cho người Pháp, và các đồ án thiết kế đều phải do Phủ toàn quyền quyết định, các kỹ sư, kiến trúc sư, các đoàn lên Đà Lạt nghiên cứu về việc chỉnh trang, xây dựng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và nhất thiết phải có trình độ chuyên môn giỏi.
[sửa]Thiền viện và chùa
Thiền viện Trúc Lâm là thiền viện lớn nhất Việt Nam, khánh thành năm 1994, là một trong những công trình xây dựng Phật giáo lớn nhất sau năm 1975. Chùa tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm trên một khu đất rộng 25 ha. Thiền viện Trúc Lâm hiện nay được nối với Trung tâm thành phố Đà Lạt (đồi Robin) bằng hệ thống cáp treo, chuyên chở khách đến Thiền viện và quay về Hồ Tuyền Lâm năm 2005 được chính quyền tỉnh Lâm Đồng xây dựng thành một khu du lịch lớn, thu hút khoảng khoảng 30 nhà đầu tư.
Chùa Linh Phước còn được gọi là Chùa Ve Chai vì trong sân có con rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai, sành sứ. Chùa là một kiến trúc khảm sành độc đáo của Đà Lạt. Chùa tọa lạc tại Trại Mát, cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông.
Chùa Linh Sơn được xây dựng từ năm 1938 đến năm 1940 do sự đóng góp của các Phật tử, nhất là ông Nguyễn Văn Tiến và Võ Đình Dung, người đã nhận thầu hầu hết các công trình kiến trúc thời bấy giờ.
Chùa Thiên Vương Cổ Sát được khởi xây năm 1958, cách trung tâm Đà Lạt vào khoảng 5 km, nằm trên một đồi thông. Chính điện chùa có 3 tượng Phật cao 4 m thỉnh từ Hồng Kông, phía sau chùa, trên đồi thông là tượng Thích Ca Phật Đài cao 20 m. Chùa còn được gọi là Chùa Tàu, theo hệ phái Phật giáo Huê Nghiêm của Trung Quốc.
Chùa Linh Phong tọa lạc tại đường Hoàng Hoa Thám, được xây dựng năm 1944. Trong chùa chỉ có sư nữ tu nên chùa còn được gọi là Chùa Sư Nữ.
Chùa Linh Quang, ngôi tổ đình đầu tiên của Đà Lạt, tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng do hòa thượng Thích Nhân Thứ tạo lập năm 1931.Nhà thờ

Khuôn viên bên trong nhà thờ Domain de Marie
Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt thường được gọi là Nhà thờ Con gà vì có hình con gà trên nóc, biểu tượng cho thánh Phê-rô. Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1931, đến năm 1942 thì hoàn thành. Nhà thờ là một trong những kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa của Đà Lạt. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1931 đến 1942, có chiều dài 65m, chiều rộng 14m và cao 47m. Với độ cao đó, tháp chuông của nhà thờ có thể được nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố. Phần phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc nhà thờ châu Âu thời Trung cổ.[7]
Ngoài ra Đà Lạt còn có nhiều nhà thờ khác như Nhà thờ Domaine de Marie với kiến trúc kiểu Pháp rất đẹp, trong nhà thờ còn có một vườn hoa tuyệt đẹp với 2 cây Tùng trên 75 năm tuổi, nhà thờ Du Sinh có kiến trúc cổ truyền Việt Nam với mái cong và rồng. Nhà thờ Cam Ly được xây dựng từ năm 1960 đến 1968 theo kiểu nhà rông Tây Nguyên.
Dinh thự
Đà Lạt có nhiều dinh thự và biệt thự đẹp như:
Dinh I: đã từng là văn phòng quốc trưởng của Bảo Đại, nay được Công ty K'Gim - Hàn Quốc đầu tư thành khu khách sạn, giải trí cao cấp.
Dinh II: từng là biệt thự nghỉ mát của toàn quyền Decoux, rồi sau đó là của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Cao Kỳ. Sau năm 1975 là nhà khách UBND tỉnh Lâm Đồng.
Dinh III: còn gọi là dinh Bảo Đại, xây dựng từ năm 1933, nằm ở đường Triệu Việt Vương, gần Viện vacxin và các chế phẩm sinh học Đà Lạt. Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây. Hiện nay còn lưu giữ lại nguyên trạng 25 phòng và một số hiện vật của ông vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương, các hoàng tử và công chúa. Vườn hoa trước biệt điện được chăm sóc công phu.
Biệt thự Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại).
Biệt thự Thống đốc Nam kỳ, nay là trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng.
Biệt thự Hằng Nga.
Ngoài ra còn hàng trăm biệt thự cổ khác nằm rải rác, nhiều căn bị bỏ hoang lâu ngày.
Ga Đà Lạt

Nhà ga xe lửa Đà Lạt.
Ga Đà Lạt cho đến nay là ga duy nhất của Việt Nam được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.[8] Nhà ga được kiến trúc sư người Pháp Moncet cùng với đồng nghiệp là Revenron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france.[9] Công trình khởi công năm 1932 đến năm 1936 thì hoàn thành. Các kiến trúc sư đã thể hiện hình tượng dãy núi Langbian qua 3 vòm mái của nhà ga, với chiều dài 66,5m, chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Tuyến đường sắt từ Đà Lạt đi Tháp Chàm (Phan Rang) đã là tuyến đường sắt răng cưa duy nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Rất tiếc là hệ thống răng cưa này đã bị tháo dỡ bán sắt vụn gần hết sau năm 1975. Cây cầu sắt dành cho tuyến tàu hỏa bắt qua sông Đa Nhim tại địa phận thị xã Dran cũng đã được chính quyền địa phương quyết định tháo dỡ vào năm 2004. Ga Đà Lạt hiện nay chỉ còn một chiếc đầu máy xe hỏa hơi nước chạy bằng than củi, 2 chiếc khác đã được Bảo tàng Xe lửa Thụy Sĩ mua lại. Ga Đà Lạt hiện nay là điểm tham quan du lịch, hằng ngày có các chuyến tàu chở du khách đi từ ga đến Trại Mát.
Chợ Đà Lạt
Bài chi tiết: Chợ Đà Lạt
Ngôi chợ đầu tiên của Đà Lạt được xây vào năm 1929. Chợ được xây bằng cây, lợp mái tôn, vì thế mà còn được gọi là "Chợ Cây". Năm 1931 "Chợ Cây" bị cháy rụi, đến năm 1937 Công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới thay thế "Chợ Cây" (nay là rạp 3/4. Ngoài bưu điện Đà Lạt, rạp 3/4 cũng được xem là 1 tâm điểm của thành phố).
Chợ Đà Lạt ngày nay (trước đây gọi là chợ mới) được khởi công xây dựng vào năm 1958 trên 1 thung lũng sình lầy ngay dưới chân đồi của chợ cũ, do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế. Sau khi ở nước ngoài về, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ có tham gia chỉnh trang về quy hoạch và kiến trúc (đặc biệt là việc thay đổi mặt tiền, thiết kế bổ sung cầu nổi béton, khu công viên trước chợ, và các dãy phố lầu xung quanh chợ. Chợ được hoàn thành vào năm 1960, là một trong những ngôi chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 năm tìm ra Đà Lạt, chợ đã được khởi công cải tạo nâng cấp.
Viện nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt
Với toàn bộ thiết bị nghiên cứu do chính phủ Hoa Kỳ trang bị và do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, lấy cảm hứng từ ý tưởng lò bát quái.

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường Grand Lycée Yersin) là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de Dalat và đến năm 1935 trường có tên là Lycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hiện nay các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa. Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn chuông do có lẽ đã bị tháo dỡ trong thời chế độ cũ.

Danh lam thắng cảnh - Du lịch

Được ví như một tiểu Paris[10], Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Không gian này tuy vậy đã phần nào bị mất đi cái chất Pháp trong các kiến trúc biệt thự thiếu chăm sóc hay bị sửa đổi không phù hợp.
Du lịch tuy là một thế mạnh song cũng là yếu tố làm thay đổi Đà Lạt theo hướng đô thị hóa.
Các công trình kiến trúc và điểm tham quan chính tại Đà Lạt
Công trình kiến trúc Công trình tôn giáo Địa điểm du lịch, văn hóa Thắng cảnh thiên nhiên
Biệt thự Hằng Nga
Dinh I
Dinh II
Dinh III
Ga Đà Lạt
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
Trường Đại học Đà Lạt
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú
Lăng Nguyễn Hữu Hào
Viện Sinh học Tây Nguyên
Nhà thờ chính tòa Đà Lạt
Nhà thờ Domaine de Marie
Nhà thờ Cam Ly
Chùa Linh Sơn
Chùa Linh Phước
Chùa Linh Quang
Chùa Linh Phong
Thiên Vương Cổ Sát
Thiền viện Trúc Lâm
Thiền viện Vạn Hạnh
Chợ Đà Lạt
Công viên hoa Đà Lạt
Bảo tàng Lâm Đồng
Biệt điện Trần Lệ Xuân
Đồi Mộng Mơ
Khu du lịch Suối Vàng
XQ Sử quán
Vườn hoa Minh Tâm
Cáp treo Đà Lạt
Khu du lịch Trúc Lâm Viên
Đồi Cù
Hồ Than Thở
Hồ Xuân Hương
Hồ Tuyền Lâm
Hồ Dankia - Suối Vàng
Núi Langbiang
Thác Cam Ly
Thác Datanla
Thác Prenn
Thung lũng Tình Yêu
Hiện nay, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, nhiều thắng cảnh đang bị phá hủy, như thác Liên Khương đã cạn nước, thác Gougah đã mất, những thác khác như thác Prenn, thác Cam Ly, thác Voi đang trong tình trạng xuống cấp, cảnh quan cũng đang bị phá hủy do không được tu bổ, sửa chữa thường xuyên [11].

Hồ Xuân Hương
Bài chi tiết: Hồ Xuân Hương (Đà Lạt)
Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, ở độ cao 1477 m và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919 do sáng kiến của Cunhac. Trước đây là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 25 ha, chu vi dài 5,1 km với hình dạng trăng lưỡi liềm. Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Sofitel Dalat Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Nhà hàng Thủy Tạ... Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm, sương mù hiện lên trên hồ rất đẹp và thơ mộng. Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 từ khi xung quanh hồ xuất hiện nhiều cây hoa anh đào. Và một điều đặt biệt là loài hoa anh đào này chỉ nở vào mùa xuân, chúng nở thành chùm, rất đẹp và mùi hương của hoa lan tỏa khắp hồ. Từ đó người ta gọi hồ này là Hồ Xuân Hương (hồ có mùi hương vào mùa xuân).
Đồi Cù
Đồi Cù nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt, nằm gần hồ Xuân Hương, do vậy thường được nhắc đến như một địa danh dính liền nhau - nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương. Năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc sư Jacques Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực bất khả xâm phạm nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt. Về sau, một kiến trúc sư người Anh đã thiết kế biến Đồi Cù thành sân golf 9 lỗ, và hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf chuẩn quốc tế 18 lỗ. Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, và vì sao gọi là "Đồi Cù" lại có hai hướng lý giải, có người cho rằng những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cù khổng lồ nên đã ví von gọi là "Đồi Cù"; cũng có người giải thích sở dĩ có tên "Đồi Cù" vì nơi đây là một địa điểm chơi golf hay còn gọi là đánh cù.
Công viên hoa Đà Lạt
Bài chi tiết: Công viên hoa Đà Lạt
Nằm ở cuối hồ Xuân Hương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 2 km, Công viên hoa Đà Lạt (trước đây có tên là Vườn hoa Bích Câu) là bộ sưu tập hơn 300 loài kì hoa dị thảo của Đà Lạt, gồm có hồng, cẩm chướng, cẩm tú cầu, dã quỳ, các loài hoa lan, ... và nhiều loại hoa nhập từ nước ngoài như tulip, cúc Nhật, đỗ quyên, trà mi, ...[12]
 

 

◊ Địa điểm du lịch tại Đà Lạt

Địa danh khác
Khách sạn tại Đà Lạt
Tour đặc sắc

Tour nổi bật

Khách sạn tiêu biểu

Địa danh nổi tiếng

  • Hà Nội

    Hà Nội

    (VLT)Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20 độ 25 phút đến 21 độ 23 phút vĩ độ Bắc, 105 độ 15 phút đến 106 độ 03 phút kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây.

  • Hội An

    Hội An

    (VLT)Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III và được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999.

  • Phú Quốc

    Phú Quốc

    Phú Quốc là một hòn đảo có cả rừng và núi với diện tích 1320 km2, chiều dài của nó là 48 km từ bắc tới nam và dân số khoảng 80.000 người. Nằm trong vịnh Thái Lan và cách Hà Tiên 45km về phía tây, cách phía nam Campuchia 15km, Phú Quốc sở hữu những bãi biển đẹp nhất và hải sản ngon nhất Việt Nam.

  • Xem thêm »

Cảm nhận khách hàng