Tổ chức


Lớp tập huấn chuyên nghiệp 


tại khắp các tỉnh thành trên cả nước

 Tổ chức 


EVENT

 

trong không gian sang trọng

 

 

Teambuilding 

New kind and attractive activity in tourism

 

Team Building 

 


Đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhanh nhẹn 

sẽ luôn là "hậu phương vững chắc"  trong hành trình khám phá của quý khách

 

 Team Building 


Rất nhiều trò chơi bổ ích và hấp dẫn

sẽ làm gắn kết mọi người, nâng cao tinh thần đoàn kết, thi đua lành mạnh

 Tổ chức 


Hội nghị - Hội thảo


tại Miền Trung

 Cho thuê


Thiết bị dịch, cabin & tai nghe dịch 


Chuyên nghiệp 


Chất lượng đảm bảo

Sự kiện 

 

Hội nghị khách hàng - Tri ân khách hàng

 

 

Củng cố & gia tăng sự tin cậy đến những khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.

MC chuyên nghiệp nâng cao thêm chất lượng hội thảo

 

 Hội nghị tổng kết 

 


Nơi họp mặt và ghi nhận những thành quả đã đạt được trong quá trình làm việc 

 

VietlinkTour cung cấp cho khách hàng những mẫu thiết thiết kế standee, banner, backdrop số lượng lớn

 Tiệc 


Gala Dinner 


 tại những khách sạn

3* - 4* - 5*

sang trọng

 Tiệc Buffet 

Teabreak lưu động


Với những món ăn phong phú, phục vụ theo yêu cầu của quý khách

 

Tiệc Buffet 

 


 

Âu - Á


những món ăn đặc trưng phù hợp với yêu cầu và khẩu vị của các thực khách

 

Tiệc 

 


 

Gala Dinner 


 

 

 VietlinkTour

 

Dàn Ca sỹ, nhóm nhạc có tên tuổi góp phần làm nên thành công của bữa tiệc 

Dịch vụ cho thuê 

 

Máy chiếu 

 

Thiết bị chất lượng tốt, phục vụ chu đáo, tận tình, giá cả hợp lý

 

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
   

                 

Hỗ trợ trực tuyến

  • Đặt phòng khách sạn
  •    
  • Tư vấn Du lịch
  •    
  • Tổ Chức Sự Kiện
  •    
  • Vé máy bay - Vé tàu - Thuê xe
  •    

Địa danh du lịch trong nước » Hội An

Hội An

(VLT)Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III và được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999.

 

 

Lịch sử văn hóa Hội An

Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cánh mạng và văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại và từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo Hoài Phố, Hội An…

 

Trước thế kỷ 2: Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ hơn 2000 năm trước, mảnh đất này đã tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn. Qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại 4 di tích mộ táng (An Bang, Hậu Xá I, Hậu Xá II, Xuân Lâm) và 5 điểm cư trú (Hậu Xá I, Trảng Sỏi, Ðồng Nà, Thanh Chiắm, Bàu Ðà), với nhiều loại hình mộ chum đặc trưng, với những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại… được lấy lên từ lòng đất đã khẳng định sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh. Ðặc biệt sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán (Ngũ Thù, Vương Mãng), những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, dáng dấp Ðông Sơn, Óc Eo, hoặc đồ trang sức với công nghệ chế tác tinh luyện trong các hố khai quật đã chứng minh một điều thú vị rằng, ngay từ đầu Công nguyên, đã có nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội An.

Thế kỷ 2 - Thế kỷ 15: Dưới thời vương quốc Chăm Pa (Thế kỷ 9-10), với tên gọi Lâm ấp Phố, Hội An đã từng là cảng thị phát triển, thu hút nhiều thương thuyền Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời gian khá dài, Chiêm cảng – Lâm ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Với những phế tích móng tháp Chăm, giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng vũ công Thiên tiên Gandhara, tượng nam thần tài lộc Kubera, tượng voi thần…) cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, đại Việt, Trung Ðông thế kỷ 2-14 được lấy lên từ lòng đất càng làm sáng tỏ một giả thiết từng có một Lâm ấp Phố (thời Chăm Pa) trước Hội An (thời Ðại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển phồn thịnh.

Thế kỷ 16 đến thế kỷ 19:Cũng chính nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị – thương cảng Hội An lại được tái sinh và phát triển thịnh đạt. Do hấp lực của cảng thị này, cùng với “con đường tơ lụa”, “con đường gốm sứ” trên biển hình thành từ trước nên thương thuyền các mước Trung, Nhật, Ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp… tấp nập đến đây giao thương mậu dịch.

Theo các nguồn sử liệu, lượng tàu thuyền vào ra bến cảng tấp nập đến nỗi cột buồm của chúng “như rừng tên xúm xít” (Thích Ðại Sán – Hải ngoại ký sự), còn hàng hóa thì “không thứ gì không có”, nhiều đến mức ” cả trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được” (Lê Quý Ðôn – Phủ biên tạp lục). Trong thời kỳ này, Hội An là đô thị-thương cảng quốc tế phát triển rực rỡ vào bậc nhất của cả nước và cả khu vực Ðông Nam Á, là cơ sở kinh tế trọng yếu của các chúa Nguyễn, vua Nguyễn ở Ðàng Trong.

Từ cuối thế kỷ 19: do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thoái dần và mất hẳn, nhường vai trò lịch sử của mình cho ” cảng thị cơ khí trẻ”ớ Ðà Nẵng. Nhưng cũng nhờ đó, Hội An đã tránh khỏi được sự biến dạng của một thành thị trung – cận đại dưới tác động của đô thị hóa hiện đại để bảo tồn cho đến ngày nay một quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời.

Trong suốt 117 năm kháng chiến chống ngoại xâm (1858 – 1975), hàng nghìn người dân Hội An đã ngã xuống cho độc lập và thống nhất đất nước. Nhiều địa phương và một số người trong số họ đã được phong tặng danh hiệu “Anh hùng”

Vào ngày 22/8/1998, Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân”. Hơn một năm sau, ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới và vào ngày 24/8/2000 Hội An một lần nữa được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ đổi mới.

Tham quan phố cổ

 

 

 

Cách phố cổ Hội An(tỉnh Quảng Nam) hơn 3km về phía Bắc, làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà đã có hàng trăm năm tuổi. Rau Trà Quế có hơn 20 loại, trong đó nhiều nhất là các loại rau thơm. Đây là nơi cung cấp lượng rau lớn cho thị trường và điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước là đến tham quan, thử làm nông dân trồng rau...

Năm 1999, sau khi UNESCO công nhận phố cổ Hội An là Di sản Văn hóa thế giới, du khách đến thăm phố cổ ngày càng đông, các vùng ven phố cổ cũng trở thành những điểm đến mà du khách muốn khám phá. Từ nhu cầu thực tế này mà Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Hội An mở loại hình du lịch mới: tổ chức tour đưa du khách đến tham quan cánh đồng rau và hướng dẫn cho họ làm nông dân tại làng rau Trà Quế.

Du khách say đắm đến nao lòng khi ngắm những cánh đồng rau xanh mượt. “Tôi thật sự bàng hoàng trước vẻ đẹp của cánh đồng rau này. Nó không giống như những cánh đồng ở châu Âu với những máy móc thiết bị hiện đại, còn ở đây chỉ có đôi tay người dân và những vật dụng thô sơ. Tôi sẽ giới thiệu cho nhiều người đến thăm làng rau Trà Quế” – đang thưởng thức hương thơm của nhánh rau húng, ông Dauld Froment (du khách Pháp) nói.

Gần 8 năm nay làng rau Trà Quế trở thành một điểm du lịch thu hút du khách ngày càng đông. Tại đây mỗi ngày có hàng trăm du khách đến thăm, đặc biệt những tháng cuối năm cũ và đầu năm mới, lượng du khách tăng nhiều. Có những đoàn du khách đến mà lưu luyến không muốn về. Họ muốn ở lại với những nông dân cần cù, mến khách để sáng sớm hôm sau cùng ra đồng như một nông dân trồng rau đích thực.

Miếu Ông Cọp

 

 

 

Miếu Ông Cọp tọa lạc ở tổ 3, khối Xuân Mỹ, phường Tân An, TP. Hội An. Gọi là miếu Ông Cọp vì có truyền thuyết: Ngày xưa, ấp Xuân Mỹ nằm trong vùng đất lâm sa xứ (đất cát và rừng). Ngày nọ, có một con cọp bị thương từ đâu chạy đến Xuân Mỹ ẩn nấp và tự điều trị vết thương. Sau, do vết thương quá nặng, cọp chết. Dân trong làng bèn xây miếu thờ…

Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng tên gọi của miếu xuất phát bởi… tấm bình phong trước miếu có đắp nổi hình con cọp đang giương nanh. Cách lý giải này đơn giản và có tính thuyết phục, vì cũng như người Việt ở các nơi, người Hội An quen đặt tên công trình công cộng gắn với người, vật ở nơi đó (như giếng Bá Lễ vì giếng nằm sau nhà bà Bá Lễ – phường Minh An, miếu ông Điều nằm ở vườn ông Điều – xã Cẩm Thanh, chợ bà Lê họp ở cạnh nhà bà Lê – phường Cẩm Châu. Ngay cái chợ nhỏ nằm cạnh miếu Ông Cọp cũng có tên chợ Ông Cọp).

Ngày trước, Hội An có 13 ấp, mỗi ấp đều có một đình làng thờ Thành hoàng và các vị thần bảo trợ cho làng. Miếu Ông Cọp được dân làng góp công, góp của dựng nên từ đầu thế kỷ XVII, xuân thu nhị kỳ đều cúng vọng trang nghiêm. Về sau, chỉ cúng vào dịp tế xuân cầu an (18 tháng giêng). Đến dịp này, khi cờ xí tung bay, chiêng trống nổi lên, nhân dân trong vùng lại tự nguyện tìm đến góp kinh phí cho chi phí cúng miếu do các lão niên đặt ngay tại miếu, Ban tổ chức không phải mang sổ đến từng nhà kêu gọi, vận động.

Năm 2007, chính quyền Hội An đầu tư kinh phí trùng tu miếu khá khang trang. Miếu chia làm ba gian: gian giữa thờ Thành hoàng và các vị bảo trợ cho làng; hai gian bên thờ tiền vãng, hậu vãng (các bậc tiền, hậu hiền). Miếu nằm giữa khu dân cư, không có bất cứ hoạt động gì liên quan đến mê tín dị đoan nhưng theo người dân thì miếu linh lắm. Hàng ngày, người buôn bán đều đến thắp hương cầu cho mua mau bán đắt. Có ai tranh cãi lại cùng dắt nhau đến trước miếu nhờ chứng giám, phân định. Những kẻ hung dữ mỗi khi đi qua miếu cũng e dè, lo sợ mà tự điều chỉnh mình.

Điều đặc biệt ít ai biết là Hội An có đến ba miếu Ông Cọp. Ngoài ngôi miếu đang đề cập, còn hai miếu khác nữa tọa lạc tại khối Xuân Quang – phường Tân An và ở khối 5 – phường Sơn Phong. Cả ba miếu đều cùng nằm ở vùng đất cát mà người xưa thường gọi “Bạch sa hổ bì xứ” (vùng đất cát lại có da hổ).

Nhà Diệp Đồng Nguyên Hội An  

Ngôi nhà này được xây dựng vào cuối TK XIX . Tổ tiên của chủ nhà này là một thương nhân người Hoa. Đặc biệt, bên trong ngôi nhà bài trí rất nhiều cổ vật Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản có nhiều niên đại khác nhau.
Nhà kết cấu có ô thông sàn lên tầng hai, kiểu ô thông sàn này là đặc trưng của các nhà cổ ở Hội An, từng được sử dụng để làm nơi vận chuyển hàng hoá, đồ vật thông qua hệ thống ròng rọc dây kéo bằng tay.

Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên- là nơi được nhiều du khách, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước coi như một bảo tàng cổ vật vô giá- luôn mở rộng cửa cho du khách đến xem. Hiện vật cổ bày la liệt mà không có vẻ được bảo vệ, nhưng cũng chưa bao giờ xảy ra chuyện mất mát.

Làng Mộc Kim Bồng 600 năm tuổi

Làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim nằm bên kia sông Hội An. Làng Kim Bồng đã nổi tiếng rất lâu với nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ.



Nghề Mộc của Làng có nguồn gốc từ miền Bắc. Qua quá trình giao lưu, các nghệ nhân mộc Kim Bồng đã tiếp thu một số nét tinh hoa của các truyền thống điêu khắc chạm trổ Chiêm Thành, Trung Hoa, Nhật Bản… kết hợp với tài hoa điệu nghệ của mình đã làm nên những sản phẩm mang đầy tính mỹ thuật và triết học. Làng vốn rất nổi tiếng về nghề mộc của mình vì hầu hết các kiến trúc cổ kính của Hội An đều do bàn tay tài hoa của cha ông họ dựng nên từ những ngày vàng son của thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An.

Làng gốm Thanh Hà 


Làng gốm Thanh Hà với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã quên mất rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo. Thế nhưng với tâm huyết của những người cao niên trong làng, gốm Thanh Hà lại dần được phục hồi.

Nằm cách Hội An 3 Km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã hình thành một làng gốm như ngày nay. 

Nhà cổ Tấn Ký: Chén Khổng Tử

Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 đường Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An được xem là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất của Việt Nam. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp của ba phong cách kiến trúc Hoa, Việt và Nhật.

Như các ngôi nhà cổ khác ở Hội An, nhà có hai mặt phố, phía sau là bờ sông, mặt trước để trưng bày hàng hóa, phía trong ngôi nhà có một giếng trời. Sườn nhà làm bằng gỗ mít, mái lợp ngói âm – dương và nền lát gạch Bát Tràng đã giữ cho ngôi nhà luôn ấm áp vào mùa đông và mát vào mùa hè. Trường tồn trên 250 năm, trong ngôi nhà này hiện vẫn còn lưu giữ nhiều báu vật quý hiếm.
Đặc biệt nhất là cái chén Khổng Tử duy nhất được tìm thấy ở Việt Nam.

Sưu tầm

◊ Địa điểm du lịch tại Hội An

Địa danh khác
Khách sạn tại Hội An
Tour đặc sắc

Tour nổi bật

Khách sạn tiêu biểu

Địa danh nổi tiếng

  • Hà Nội

    Hà Nội

    (VLT)Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20 độ 25 phút đến 21 độ 23 phút vĩ độ Bắc, 105 độ 15 phút đến 106 độ 03 phút kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây.

  • Hội An

    Hội An

    (VLT)Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III và được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999.

  • Phú Quốc

    Phú Quốc

    Phú Quốc là một hòn đảo có cả rừng và núi với diện tích 1320 km2, chiều dài của nó là 48 km từ bắc tới nam và dân số khoảng 80.000 người. Nằm trong vịnh Thái Lan và cách Hà Tiên 45km về phía tây, cách phía nam Campuchia 15km, Phú Quốc sở hữu những bãi biển đẹp nhất và hải sản ngon nhất Việt Nam.

  • Xem thêm »

Cảm nhận khách hàng